Tác giả :
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển (giữa) tham gia chương trình tọa đàm với VOV về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT

Thay đổi căn bản tư duy về chương trình, sách giáo khoa

* Theo Thứ trưởng, sự kiện nào được cho là để lại dấu ấn đặc biệt nhất trong năm đầu tiên ngành Giáo dục triển khai thực hiện Nghị quyết 29?

Không có một bộ SGK chuẩn mà sẽ có những bộ SGK phù hợp với hoàn cảnh dạy học khác nhau, với những điều kiện khác nhau về giáo viên, học sinh và về phong tục tập quán của từng địa phương.

 

- Sự kiện nổi bật nhất trong năm vừa qua, theo tôi, đó là chính là việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về đổi mới chương trình sách giáo khoa (SGK) phổ thông. Đây là sự thể chế hóa quá trình đổi mới của Đảng thành quan điểm chỉ đạo, quản lý của Nhà nước.

Nghị quyết này không chỉ thực hiện tinh thần đổi mới theo quan điểm của Đảng mà còn tạo tiền đề để sắp tới sửa đổi Luật giáo dục.

Trước đây, với quan niệm một chương trình chỉ có một bộ SGK nên nhiều người không quan tâm đến chương trình. Bây giờ, một môn học có thể có nhiều bộ SGK khác nhau. Điều đó nói lên chương trình là những yếu tố bắt buộc, quy định chuẩn đầu ra của từng cấp học, chuẩn đầu ra của từng môn học.

Chương trình cũng quy định khối lượng kiến thức bắt buộc cho học sinh và được sắp xếp trong quá trình dạy học. Còn SGK là những phương án cụ thể của chương trình, do đó, linh hoạt hơn và phải đáp ứng được mục tiêu giáo dục, định hướng dạy học, kiểm tra đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.

Nói một cách khác: Không có một bộ SGK chuẩn mà sẽ có những bộ SGK phù hợp với hoàn cảnh dạy học khác nhau, với những điều kiện khác nhau về giáo viên, học sinh và về phong tục tập quán của từng địa phương.

Chúng ta có quy định về chuẩn chung quốc gia nhưng cũng có phần dành cho địa phương. Ước tính có thể chương trình sẽ dành từ 10% đến 20% để UBND tỉnh biên soạn những phần dạy học phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương. 

Ở các trường cũng thực hiện một cách chủ động, được xây dựng kế hoạch của riêng trường mình. Chủ động nhưng phải đảm bảo cuối học kỳ, năm học đạt được mục tiêu của chương trình.

* Chương trình mới được thiết kế theo hướng tiếp cận năng lực. Vậy, giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực người học so với cách giáo dục tập trung vào kiến thức kỹ năng trước đây khác nhau như thế nào, thưa Thứ trưởng?

- Trước đây chúng ta cũng đã quan tâm đến phát triển năng lực của học sinh, có điều, mới hình dung một cách đơn giản đó là: Cứ có kiến thức sẽ có kỹ năng, rồi sau đó sẽ có năng lực.

Chúng ta chưa ý thức hết kiến thức kỹ năng chỉ là điều kiện quan trọng nhất để hình thành năng lực; chưa ý thức, chưa hiểu đầy đủ các yếu tố hình thành năng lực; chưa hiểu hết quá trình phát triển năng lực cần những yếu tố như thế nào, phát triển ra sao.

Nói cách khác, trước đây, những kiến thức, kỹ năng và năng lực được để cùng trong cùng một mặt phẳng; bay giờ, năng lực sẽ ở tầm cao hơn; nó tổng hợp một cách hài hòa các yếu tố trên để học sinh có thể làm được những điều khác hơn sau khi học.

Trên thực tế, còn có những quan niệm chưa đúng lắm về giáo dục toàn diện; nghĩ rằng giáo dục toàn diện giải quyết tất cả các mặt, và chúng ta hình dung về mọi mặt đều phải giống nhau.

Đã đến lúc phải hình dung theo một quan điểm khác. Theo đó, giáo dục toàn diện đảm bảo cho con người phát huy được khả năng của mình để sống được với xã hội thực tại và xã hội sẽ phát triển tiếp theo. Theo đó, mỗi người sẽ được phát huy riêng theo những phẩm chất và năng lực của mình.

Đổi mới mục tiêu giáo dục sư phạm

Thưa Thứ trưởng, những nội dung trên đều cho thấy, việc thay đổi nhận thức để từ đó có hành động đúng là vô cùng quan trọng và việc này phải bắt đầu từ đội ngũ. Vậy, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý hiện nay phải làm gì để bắt kịp yêu cầu của đổi mới?

 

Điều quan trọng là mỗi giáo viên phải xác định mình là người tiên phong trong công cuộc đổi mới. Đồng thời, phải tự trau dồi, học hỏi, tự thay đổi mình, thay đổi trong tư duy để đáp ứng với yêu cầu đổi mới.

 - Nghị quyết 29 yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, mà cốt lõi nhất là chuyển từ nền giáo dục trọng tâm trang bị kiến thức sang hình thành phẩm chất năng lực. Điều đó không phải chỉ nói đến giáo dục phổ thông mà còn liên quan cả giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, trong đó có các trường sư phạm.

Sắp tới, khi thực hiện đổi mới chương trình đào tạo sư phạm, sinh viên sư phạm tốt nghiệp không chỉ có kiến thức mà còn phải có năng lực về khoa học; có năng lực về giáo dục nói chung chứ không chỉ là năng lực dạy học và kiến thức nghiệp vụ sư phạm.

Còn đối với giáo viên hiện nay, quá trình bồi dưỡng theo hai hướng. Một là, bắt buộc phải bồi dưỡng để nắm bắt được mục tiêu của đổi mới giáo dục, từ đó, tự bản thân mỗi giáo viên phải lựa chọn hình thức đổi mới theo hướng nào sao cho phù hợp.

Hai là, giáo viên được chọn những gì mình còn thiếu, còn yếu để học tập, bồi dưỡng chứ không phải là xuất phát từ ý thích của nhà quản lý.

Tiếp đến, cần đổi mới hình thức bồi dưỡng. Phải bồi dưỡng trực tiếp giáo viên từ các giảng viên. Sắp tới, chúng ta sẽ có mô hình trường học kết nối để giáo viên cả nước cùng tương tác trên mạng; trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ những bài giảng hay.

Tuy nhiên, điều quan trọng là mỗi giáo viên phải xác định mình là người tiên phong trong công cuộc đổi mới. Đồng thời, phải tự trau dồi, học hỏi, tự thay đổi mình, thay đổi trong tư duy để đáp ứng với yêu cầu đổi mới.

Tự đổi mới mình chính là tự học cả về lý luận lẫn thực tiễn theo tinh thần mới. Điều quan trọng là phải thật tâm, thật lực tham gia vào quá trình đổi mới.

 GD - ĐT đã và đang có những chuyển động, thay đổi tích cực

Các môn khoa học xã hội được coi trọng hơn

Với hàng loạt những đổi mới như trên, liệu có tiên lượng về sự thay đổi trong tư duy, nhận thức của mỗi học sinh, phụ huynh về định hướng nghề nghiệp?

- Nhiều người cho rằng, học sinh định hướng nghề nghiệp thiên về khối tự nhiên nhiều hơn là khối xã hội, quan niệm này chưa hẳn đúng. Việc học sinh chọn nghề nào là do tác động từ xã hội nghề nghiệp.

Tuy nhiên với quan niệm về đổi mới giáo dục như hiện nay thì sẽ đến lúc các môn khoa học xã hội được coi trọng hơn.

Chúng ta đã, đang và sẽ giáo dục học sinh phát triển cả về mặt kỹ năng thích ứng với thực tiễn của xã hội. Sẽ có một ngày không xa, nhu cầu của xã hội sẽ thay đổi và khi đó, xã hội sẽ lại định hướng tiếp nghề nghiệp của học sinh theo một khuynh hướng mới.

Chúng ta không đổi mới đột ngột


Đổi mới toàn diện theo Nghị quyết 29 là xem xét đổi mới tất cả những vấn đề, những quá trình liên quan đến giáo dục.


Tuy nhiên Nghị quyết 29 cũng yêu cầu: Đổi mới căn bản phải xác định được mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn, phải có giải pháp, bước đi trong từng giai đoạn. Hiện, chúng ta đang trong quá trình đổi mới theo mục tiêu trên. Chúng ta không đổi mới đột ngột.


Đơn cử như việc thay đổi khối thi trong tuyển sinh ĐH, CĐ năm tới, Bộ GD&ĐT chỉ đạo: Nếu trường muốn thay đổi tổ hợp môn thi, phải báo trước 3 năm để học sinh, giáo viên có thời gian chuẩn bị.


Như vậy, quá trình đổi mới là có giai đoạn và vẫn giữ được tính ổn định nhất định.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển

Minh Phong ghi

Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

© 2014, Phòng Thanh Tra Giáo Dục
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - TPHCM

Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, TP. Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (08) 37221223 (nhánh 48180)

Website : aio.hcmute.edu.vn E-mail: pttgd@hcmute.edu.vn

Truy cập tháng: 1,345

Tổng truy cập:4,205