Tác giả :
Theo đó, hàng loạt trường ĐH, CĐ đã rục rịch lên kế hoạch triển khai các đề án, phương thức cho mùa tuyển sinh 2015. Với chiêu “bình cũ rượu mới” nhiều đánh giá cho rằng “chiêu thức” này rất khả quan cho việc cứu cánh nền giáo dục nước nhà đang ngày càng rối ren.

Đừng “bóp chết” những ước mơ
Các trường ĐH, CĐ sẽ tự chủ tuyển sinh. Ảnh minh họa: internet

Việc giao quyền tuyển sinh cho các trường là một điều tốt, các tiêu chí đánh giá, chọn lọc nguồn đào tạo để cho ra lò những cử nhân theo ý mà các trường ĐH, CĐ mong muốn là một điều đáng lẽ ra phải triển khai sớm. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của một người đã từng trải qua kỳ thi tuyển sinh chung, tôi vẫn còn trăn trở về những “kẻ hở” mà có khi khiến phương thức mới vẫn chẳng đạt hiệu quả mà còn thiếu tính nhân đạo.

Ngẫm về chuyện Tú Xương xưa kia cũng có tiếng về hay chữ, nhưng nghiệp đèn sách không thuận buồm xuôi gió… mất đến ba kỳ thi mới đỗ tú tài. Để đạt được điều đó, hẳn Tú Xương phải kiên trì, miệt mài với đèn sách nhiều năm.

Từ chuyện xưa mà nhớ đến chuyện hôm nay, “dựa lưng” quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng loạt ĐH TOP đầu nhanh chóng tuyên bố sẽ xét học bạ, xét danh hiệu của các thí sinh muốn dự thi vào trường. Đơn cử, Học viện Báo chí và Tuyên truyền dự định sẽ sơ tuyển các thí sinh có năng khiếu báo chí rồi mới cho dự thi. Phải chăng nghề báo cần đến năng khiếu như các ngành nghệ thuật? Hay những học sinh còn ăn chưa no, lo chưa tới phải có nhạy bén với thông tin thời cuộc thì mới có năng khiếu với làm báo? Vậy giáo dục không phải là môi trường mà xã hội loài người đã trao cho sứ mệnh khơi dậy tố chất, truyền đạt các kỹ năng, kinh nghiệm cho người học!

Dạo qua một số trang báo điện tử đưa thông tin các trường ĐH TOP đầu xét tuyển thí sinh dự thi bằng học bạ THPT, nhiều ý kiến bày tỏ “sao lại xiết chặt đến mức giết đi ươc mơ của chúng tôi”, có ý kiến lại ngậm ngùi “sao không cho em một cơ hội sửa sai” - có lẽ những độc giả đang bình luận đó là của những học sinh “lỡ bước” không đạt điểm để dự thi, nay cố gắng thay đổi vận mệnh bỗng bị chặn lại, đưa về ngõ cụt.

Chợt nhớ về những người bạn thuở “áo trắng” của tôi từng nuôi giấc mộng trở thành những chiến sĩ an ninh để bảo vệ đất nước, nhưng giấc mộng không thành. Họ không đạt được ước nguyện chẳng phải không thể thi đậu mà họ không được dự thi. Bởi lúc làm hồ sơ dự thi, những người bạn của tôi mới ngớ người vì điểm học bạ THPT của họ không đạt loại khá, loại giỏi. Nhiều năm trôi qua, những người bạn thuở nào đã trưởng thành, mỗi người thực hiện mong ước bảo vệ đất nước bằng mỗi nghề khác nhau, có người làm báo, có người làm luật sư … nhưng họ vẫn chưa nguôi ngoai, tiếc nuối mơ ước thuở nào.

Trở lại chuyện hôm nay, khi điểm học bạ THPT sẽ là một thước đo giá trị cho việc lựa chọn ước mơ. Học sinh của chúng ta lại đứng trước áp lực của những con số, điều mà chúng ta đang cố giảm đi. Và rồi, chúng ta lại phải quan ngại trước tình trạng mua điểm, bán số… một số trường THPT tìm cách nâng điểm cho học sinh lên cao và dĩ nhiên ý nghĩa của việc chấm điểm sẽ không còn nữa.

Chợt nhớ đến châm ngôn của Anatole France (một nhà văn người Pháp): “Chín phần mười sự giáo dục là động viên khích lệ”. Thông điệp này như muốn nhắc những người làm giáo dục hãy có cái nhìn khoan dung, độ lượng, cho những học sinh chưa bộc lộ được tố chất, khả năng một cơ hội được sống với ước mơ của mình, điều đó đồng nghĩa với sứ mệnh của giáo dục là chắp cánh ước mơ cho nhân loại.

Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

© 2014, Phòng Thanh Tra - Pháp Chế
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - TPHCM

Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, TP. Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (08) 37221223 (nhánh 48180)

Website : aio.hcmute.edu.vn E-mail: pttpc@hcmute.edu.vn

Truy cập tháng: 7,191

Tổng truy cập:14,255