Tác giả :

Sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Ngày 14/03/2016, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị toàn quốc sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/06/2013 về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng (PCTN) vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đào tạo (GDĐT) từ năm học 2013-2014. Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa đồng chủ trì Hội nghị. UVBCHTW Đảng​, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Xuân Chiến, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt tham dự và phát biểu chào mừng; đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành, đại diện UBND tỉnh và sở GDĐT 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham dự.​

Kế thừa nội dung và kết quả thực hiện Đề án 137, nhằm đưa việc giảng dạy nội dung PCTN trở thành thường xuyên và thống nhất trên phạm vi cả nước, ngày 12/06/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg về việc đưa nội dung PCTN vào giải dậy tại các cơ sở GDĐT từ năm học 2013-2014.

Qua 2 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 10, hầu hết các bộ, ngành Trung ương trong phạm vi trách nhiệm đã chỉ đạo thực hiện chỉ thị; biên soạn tài liệu giảng dạy cho các cơ sở thuộc quyền quản lý, tập huấn cho đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý; nổi bật nhất là việc triển khai đồng bộ, có chất lượng tại khối THPT và các Sở Giáo dục Đào tạo; nhiều địa phương, cơ sở giáo dục đào tạo đã có sự linh hoạt, sáng tạo với những mô hình, cách làm hiệu quả đã góp phần trang bị cho người học kiến thức cơ bản về phòng, chống tham nhũng; nâng cao ý thức của người học trong việc thực hiện nghĩa vụ công dân và trách nhiệm đối với cộng đồng; hình thành và phát triển nhân phẩm liêm chính, năng lực tự bảo vệ của người học trước thực trạng tham nhũng và thái độ lên án, đấu tranh với tham nhũng.
IMG_2959.JPG
Toàn cảnh Hội Nghị

Các ý kiến tham luận tại Hội nghị đã giới thiệu một số kinh nghiệm triển khai Chỉ thị số 10 cũng như chỉ ra một số tồn tại, hạn chế và nêu các kiến nghị đề xuất để việc giảng dạy nội dung PCTN đạt hiệu quả thiết thực hơn.
IMG_2974.JPG
Tổng Thanh tra Chính phủ phát biểu kết luận

Kết luận Hội nghị, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh khẳng định, việc đưa nội dung PCTN vào giáo dục là chủ trương mới và đúng đắn; các cấp ngành triển khai đồng bộ, kịp thời từ việc biên soạn tài liệu đến việc bồi dưỡng giảng viên, giáo viên; công tác kiểm tra, đôn đốc, giám sát làm thường xuyên đã có tác động tăng hiệu quả của việc thực hiện Chỉ thị số 10. Tổng Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra một số hạn chế như: Một số cấp lãnh đạo, quản lý và cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm chưa coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng, dẫn đến công tác chỉ đạo, tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, đánh giá việc thực hiện chỉ thị chưa sâu sát, kịp thời và quyết liệt; việc rà soát, hoàn thiện, tổ chức phê duyệt chương trình, tài liệu giảng dạy dùng cho các cơ sở giáo dục đào tạo thuộc trách nhiệm quản lý của bộ, ngành đều chậm so với tiến độ chung và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ; tài liệu giảng dạy nhìn chung còn dài, nội dung còn nặng và mang tính hàn lâm, thiếu tính thực tiễn, thiếu minh họa cụ thể, chưa thực sự phù hợp với người dạy và người học; tài liệu tham khảo và các tư liệu minh họa liên quan đến các vụ tham nhũng tuy phong phú nhưng thiếu tài liệu chuẩn, chính thống cho giáo viên và học sinh sử dụng; đa số giáo viên, giảng viên gặp khó khăn, lúng túng trong việc tìm tư liệu để minh họa cho nội dung bài giảng, đặc biệt là tư liệu về các vụ án tham nhũng; vẫn còn có các ý kiến khác nhau về mô hình lồng ghép về đối tượng học..
Về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Tổng Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh, cần tiếp tục nâng cao nhận thức để triển khai đồng bộ và mạnh mẽ hơn nữa Chỉ thị số 10; hoàn chỉnh hệ thống tài liệu kết hợp hài hòa giữa lý luận và thực tiễn để phù hợp với từng đối tượng học; trên cơ sở chương trình khung, các địa phương, nhà trường cần linh hoạt trong giảng dạy; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc của các cơ quan quản lý cũng như tăng cường việc tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ giáo viên, giảng  viên; cần phát động phong trào thi đua và có khen thưởng kịp thời…
                                                                                    Đăng Khoa
Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

© 2014, Phòng Thanh Tra - Pháp Chế
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - TPHCM

Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, TP. Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (08) 37221223 (nhánh 48180)

Website : aio.hcmute.edu.vn E-mail: pttpc@hcmute.edu.vn

Truy cập tháng: 6,562

Tổng truy cập:13,626