Tác giả :
 Cần hình sự hóa hối lộ công chức nước ngoài và trong khu vực tư
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Thanh tra Chính phủ Nguyễn Tuấn Anh. Ảnh: Thảo Nguyên

Tinh thần chung, chúng ta phải xác định một vấn đề rất rõ liên quan đến chủ đề hôm nay, đó là, khi tham gia Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, đối với những yêu cầu bắt buộc, chúng ta phải sửa, nội luật hóa các quy đinh của pháp luật hiện hành để tương thích. Còn những quy định tùy nghi, không bắt buộc, Công ước cũng đưa ra khuyến nghị, các nước thành viên căn cứ Hiến pháp và pháp luật của mình quy đinh, điều chỉnh phù hợp. 

Mục đích cuối cùng của Công ước là giúp các nước thành viên chống tham nhũng trong quốc gia mình tốt hơn.

+ Đối chiếu với các quy định của Công ước, thời điểm hoàn thành các tội liên quan đến tham nhũng trong BLHS năm 1999 đã tương thích chưa, thưa ông?

- Có nhiều ý kiến cho rằng, thời điểm hoàn thành các tội tham nhũng theo quy định của BLHS có sự tương thích với quy định của Công ước. Nhưng tôi cho rằng, chưa hẳn. 

Theo Công ước, đa phần tội tham nhũng là cấu thành hình thức. Theo Điều 15, 16 Công ước, anh chỉ hứa hẹn, chào mời hoặc đưa một lợi ích bất chính thì đã hoàn thành tội tham nhũng. Điều này, xuất phát từ mức độ nguy hiểm, phát hiện đấu tranh thu thập chứng cứ rất khó, gây gánh nặng cho các cơ quan tiến hành tố tụng vì chủ thể tham nhũng là người có chức vụ quyền hạn. Cho nên khi sửa đổi BLHS chúng ta phải cân nhắc vấn đề này.

+ “Của hối lộ” hiện nay không chỉ đơn giản là tiền hoặc các lợi ích vật chất như quy định của BLHS mà còn những lợi ích phi chất chất nên cần phải mở rộng phạm vi khái niệm này?

- Đây rõ ràng là xu hướng chung, “của hối lộ” không còn đơn giản chỉ là lợi ích vật chất mà cả lợi ích tinh thần khác, mà Công ước quy định là “lợi ích bất chính” để cán bộ công chức làm hay không làm một việc.

+ Còn vấn đề có nên hình sự hóa hành vi hối lộ trong khu vực tư, cũng như nội luật hóa hành vi hối lộ công chức nước ngoài?

- Tham nhũng trong lĩnh vực tư nói chung và tội hối lộ trong lĩnh vực tư nói riêng có tác hại rất lớn đối với nền kinh tế. Mục đích chống tham nhũng trong khu vực tư là để bảo vệ môi trường kinh doanh lành mạnh tránh việc anh đưa, nhận hội lộ thu lợi ích bất chính khiến môi trường kinh doanh không bình đằng. 

Đối với việc nội luật hóa hành vi hối lộ công chức nước ngoài cũng vậy. Điều này không chỉ ở Việt Nam mà còn cả đối với doanh nghiệp của ta khi đầu tư kinh doanh ở nước ngoài. Tại sao lại đặt ra như vậy? Cũng là để bảo đảm môi trường kinh doanh lành mạnh ở cả hai góc độ. Thứ nhất, doanh nghiệp trong nước khi tiếp cận thị trường phải bình đẳng với nhau để chặn tình trạng anh đưa hối lộ có lợi thế hơn anh có năng lực. Thứ hai, ở các nước sở tại cũng tạo ra sự bình đằng giữa doanh nghiệp đến đầu tư với doanh nghiệp trong nước.

Tôi cho rằng, cả hai vấn đề này rất cần được cân nhắc, quan tâm nghiên cứu khi sửa đổi BLHS trong thời gian tới. 

+ Theo kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia trong nước, xu thế quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân ngày càng nhiều. Tuy nhiên đây vẫn là vấn đề có nhiều ý kiến trái chiều, nhất là việc có quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với các tội tham nhũng. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

- Khi tham gia Công ước chống tham nhũng, vấn đề trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, đặc biệt trong nhóm tội tham nhũng, Việt Nam không chịu ràng buộc bởi hiệu lực quy định đó. 

Nhưng theo tôi, phải cân nhắc để nội luật hóa vấn đề này. Bởi thực tế, pháp nhân là một chủ thể độc lập tham gia vào các quan hệ xã hội, nếu chúng ta chỉ xử lý trách nhiệm hình sự của cá nhân thì không đủ tính răn đe và phòng ngừa đối với các chủ thể này. Đồng thời, không công bằng đối với cá nhân vì đều tham gia vào các quan hệ mà cá nhân thì bị xử lý còn pháp nhân thì không.

Hơn nữa, trong xu thế hợp tác quốc tế, vấn đề tương trợ tư pháp cũng đặt ra câu chuyện phải có sự tương đồng về pháp luật giữa các quốc gia để thúc đẩy hỗ trợ nhau.

+ Thực tiễn rất khó phân biệt trường hợp nào người môi giới chủ động và trường hợp nào người môi giới làm theo sự chỉ đạo của người khác, cho nên có ý kiến đề nghị bỏ “tội môi giới hối lộ”? 

- Đây chỉ là kỹ thuật lập pháp. Theo quy định chung, Công ước không đặt ra câu chuyện môi giới mà chỉ đặt ra chuyện đưa và nhận hối lộ gián tiếp hoặc trực tiếp. Nếu gián tiếp thì có thể thông qua người thứ ba và trong trường hợp người trung gian thì có thể tính vai trò đồng phạm.  Cho nên, ở đây bản chất của nó chỉ là phương thức thực hiện hành vi chứ không phải cái gì quá lớn làm ảnh hưởng đến quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng nói chung và tội đưa hối lộ nói riêng.

+ Để khuyến khích người dân tham gia đấu tranh chống tham nhũng, nhiều chuyên gia cho rằng, nên bỏ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đưa hối lộ nếu thành khẩn khai báo và trước khi bị các cơ quan chức năng phát hiện?

- Ở nhiều nước trên thế giới người ta chỉ xử lý hình sự nếu cố ý đưa hối lộ để có lợi thế, còn nếu bị ép buộc do sự phiền hà, sách nhiễu mà bản thân buộc lòng phải đưa để được việc thì trong trường hợp đó nếu chủ động khai báo và trước khi hành vi bị phát hiện thì có thể xem xét miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo tôi, đây là điều cần thiết và chắc chắc khi soạn thảo sửa đổi BLHS cũng phải tính đến vấn đề này.

+ Xin cám ơn ông!

Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

© 2014, Phòng Thanh Tra - Pháp Chế
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - TPHCM

Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, TP. Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (08) 37221223 (nhánh 48180)

Website : aio.hcmute.edu.vn E-mail: pttpc@hcmute.edu.vn

Truy cập tháng: 7,382

Tổng truy cập:14,446