Tác giả :
(VTC News) - Bộ trưởng KH&CN Nguyễn Quân đã gặp Phạm Gia Vinh – chàng trai chế tạo thành công thiết bị bay không người lái ở độ cao gần 30 km.
Ngày 6/4, Phạm Gia Vinh – chàng trai Việt chế tạo thành công thiết bị bay không người lái ở độ cao gần 30 km đã cho VTC News biết vừa có cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng KH&CN Nguyễn Quân và các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam về khoa học hàng không.

Bộ trưởng KH&CN gặp chàng trai Việt chế tạo thành công phi thuyền bay
Phạm Gia Vinh và thiết bị bay có trần bay gần 30 km do anh và các cộng sự nghiên cứu chế tạo 
Anh Vinh cho biết, buổi gặp diễn ra rất cởi mở, vui vẻ. Trong đó, nhiều nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam đã đặt ra nhiều câu hỏi về công nghệ sản xuất thiết bị bay do công ty Đông Giang của Phạm Gia Vinh và các cộng sự nắm giữ.

Vinh kể trong buổi gặp gỡ, nhiều chuyên gia đã tỏ ra băn khoăn về quyền sở hữu trí tuệ của thiết bị này. Phạm Gia Vinh cho biết, hợp đồng giữa Đông Giang và công ty của Singapore có nhiều điều khoản liên quan đến việc này. Trong đó, công nghệ nền khinh khí cầu thì chung của thế giới. Phía Đông Giang chỉ đăng ký sở hữu trí tuệ với phần khoang đổ bộ do công ty thiết kế, chế tạo. 

Tại thị trường Việt Nam, công ty Đông Giang sẽ chịu trách nhiệm với sản phẩm này, ở thị trường khác thì chia sẻ quyền lợi. 
Bộ trưởng KH&CN gặp chàng trai Việt chế tạo thành công phi thuyền bay
Phạm Gia Vinh (điều khiển máy tính) và các nhà khoa học Ấn Độ trong lần bay thử nghiệm tại Ấn Độ  
Anh Vinh cũng chia sẻ sản phẩm này có thể sử dụng nhiều ở Việt Nam. Với tầm bay từ 30 đến 50 km, thiết bị này cho phép thực hiện các thí nghiệm y học, môi trường, nghiên cứu khí quyển cao của trái đất. 

Từ độ cao đó, thiết bị bay có thể gửi dữ liệu, ảnh đa phổ trực tiếp về hiện trường. Các nhà khoa học có thể tìm hiểu nguồn nước, độ phủ xanh của đất, quan sát được mầm bệnh của cây trồng.

Khí cụ bay này cũng có thể mang các thiết bị quan sát, nghiên cứu tia vũ trụ và mang các thiết bị nghiên cứu ở môi trường cận vũ trụ. Khí cụ còn có thể kiểm nghiệm các thiết bị vệ tinh (camera, ăng ten, radar v.v.) trước khi tích hợp và đưa ra ngoài không gian.
Ở độ cao khoảng 30 km, thiết bị này sẽ giúp các nhà khoa học dễ dàng quan sát, nghiên cứu sự hình thành, đường đi của các cơn bão. Ưu điểm của thiết bị này có thể chuyển dữ liệu về nhanh hơn vệ tinh bằng cách gửi trực tiếp hình ảnh thu thập được về trái đất.

Trong lĩnh vực an ninh thông tin, khi vệ tinh hỏng có thể sử dụng khí cụ bay như một trạm thu, phát sóng trong thời gian một tuần để phục vụ sửa chữa. Bên cạnh đó, khí cụ bay có thể làm các hệ thống radar phục vụ cho Quốc phòng và nghiên cứu khoa học.
Bộ trưởng KH&CN gặp chàng trai Việt chế tạo thành công phi thuyền bay
Sản phẩm của Phạm Gia Vinh khả năng thu hồi chính xác thiết bị sau khi hoàn thành thử nghiệm 
Tuy vậy, nhiều chuyên gia cũng cho rằng để quan sát trái đất ở tầng bình lưu 30-50km, một số quốc gia như Đức sử dụng tên lửa đẩy tầm thấp. Nhiều quốc gia muốn đưa thiết bị nghiên cứu lên tầng bình lưu thường thuê dịch vụ tên lửa đẩy của Đức. 

Bình luận về điều này, Phạm Gia Vinh  cho rằng hai công nghệ này không thể thay thế lẫn nhau mà bù trừ và hỗ trợ cho nhau. Tuy nhiên, công nghệ khinh khí cầu có giá thấp hơn, thời gian lưu trữ trên tầng khí quyển lâu hơn. 

Những ưu điểm của thiết bị này đã được Phạm Gia Vinh thử nghiệm thành công trong lần bay thử tại Ấn Độ giữa tháng 3/2015.
Sau khi tìm hiểu về công trình của Phạm Gia Vinh và các cộng sự, các nhà khoa học trong nước cũng đánh giá cao công nghệ này.

Bên cạnh đó, Phạm Gia Vinh cũng chia sẻ, tại buổi làm việc, Bộ trưởng KH&CN Nguyễn Quân đã chúc mừng thành công bước đầu của nhóm. Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng đây cũng là thành công của người Việt trẻ trong việc chinh phục các công nghệ phức tạp của thế giới.
Bộ trưởng KH&CN gặp chàng trai Việt chế tạo thành công phi thuyền bay
Phạm Gia Vinh cho biết sẽ sớm cho thử nghiệm ở Việt Nam với những thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học 
Sau khi nghe Phạm Gia Vinh trình bày, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng sẽ còn nhiều việc phải làm để đưa sản phẩm này ứng dụng ra thực tế nhưng Bộ Khoa học và Công nghệ sẵn sàng hỗ trợ tối đa để phát triển công trình này.

Phạm Gia Vinh cho biết mong muốn mang công nghệ về thử nghiệm trong nước càng sớm càng tốt và mong Bộ Khoa học và Công nghệ có thể đứng ra chủ trì việc thử nghiệm này.

Bên cạnh đó, chàng trai này cũng chia sẻ đã tiến hành tham khảo và thực địa tại một số địa điểm như Bình Dương, Biên Hòa có thể thử nghiệm sản phẩm này tại Việt Nam.

Anh Vinh cũng rất vui mừng khi Bộ trưởng Nguyễn Quân gợi ý hãy gắn một công việc cụ thể để phát huy những tính năng ưu việt của thiết bị bay do công ty Đông Giang đang sở hữu.

Bộ trưởng Quân gợi ý việc có thể đưa thiết bị của Vinh thử nghiệm để nghiên cứu đường đi, cường độ của các cơn bão khi mùa mưa bão ở Việt Nam đang đến gần.

Phạm Gia Vinh cho biết rất vui khi nhận được đề xuất này từ phía người đứng đầu Bộ KH&CN và sẽ xúc tiến thử nghiệm trong thời gian sớm nhất.
Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

© 2014, Phòng Thanh Tra - Pháp Chế
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - TPHCM

Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, TP. Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (08) 37221223 (nhánh 48180)

Website : aio.hcmute.edu.vn E-mail: pttpc@hcmute.edu.vn

Truy cập tháng: 6,551

Tổng truy cập:13,615