Tác giả :
Lich sử ngành Thanh tra có thêm chương mới
Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng (phải) phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: TTH

TTCP đã biên soạn 3 cuốn sách về lịch sử ngành Thanh tra Việt Nam là: Lịch sử ngành Thanh tra Việt Nam (1945 - 1995), Lịch sử ngành Thanh tra Việt Nam (1945 - 2005) và Lịch sử ngành Thanh tra Việt Nam (1945 - 2010). Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống ngành Thanh tra Việt Nam vào năm 2015, TTCP tiếp tục biên soạn cuốn sách Lịch sử ngành Thanh tra Việt Nam (1945 - 2015).

Cuốn sách này sẽ được xây dựng dựa trên cơ sở những cuốn sách đã ban hành, đồng thời bổ sung chương mới: Chương IV với tên gọi "Tổ chức và hoạt động thanh tra trong giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển (2010 - 2015)". Đối tác biên soạn cuốn sách lần này là Viện Sử học Việt Nam.

Tại buổi làm việc, PGS Nguyễn Ngọc Mão, Viện Sử học Việt Nam đã trình bày Đề cương Sơ lược Chương IV.

PGS Nguyễn Ngọc Mão cho biết, chương mới này được kết cấu gồm 6 phần. Trong đó, phần I là Tăng cường xây dựng lực lượng ngành Thanh tra (tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, công tác nghiên cứu khoa học); Phần II, Tiếp tục hoàn thiện thể chế (triển khai xây dựng thể chế, nhận xét sơ bộ); Phần III, Hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội (thanh tra kinh tế và thanh tra nội chính - văn xã); Phần IV, Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo (tình hình khiếu nại, tố cáo và công tác giải quyết); Phần V, Công tác phòng, chống tham nhũng (tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thanh tra xử lý đơn, thư tố cáo tham nhũng; kết quả đạt được và tồn tại); Phần VI, Các công tác khác (tuyên truyền phổ biến pháp luật; ứng dụng công nghệ thông tin; công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế; công tác văn phòng; công tác thi đua khen thưởng).

Sau khi nghe PGS Nguyễn Ngọc Mão trình bày, Phó Tổng Than tra Trần Đức Lượng lưu ý, đây là cuốn lịch sử của ngành Thanh tra, không riêng TTCP nên các ý kiến đóng góp cần chú ý tới hoạt động thanh tra của các bộ, ngành, địa phương. Bên cạnh đó, cần tập trung vào tên gọi, kết cấu của chương và những điểm nổi bật trong từng phần để thuận lợi trong sưu tầm dữ liệu phục vụ biên tập.


Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: TTH


Cho ý kiến về Đề cương, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Đức Hạnh nói: Khi biên soạn cần xác định đây là sách lịch sử của ngành Thanh tra, nên mọi thông tin nêu ra đều phải phản ánh khách quan, trung thục, nên có cả những việc làm được và chưa làm được. 

Về kết cấu, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Đức Hạnh đồng ý 6 phần, tuy nhiên có thể đảo vị trí của các phần. Ví dụ, phần II Hoàn thiện thể chế nên đưa lên làm phần thứ nhất, vì đây là phần hết sức quan trọng đối với ngành Thanh tra, trong thời gian qua, chúng ta cũng đã làm rất tốt công tác này, nhiều luật đã được vận hành, đi vào cuộc sống và có tác động rất lớn tới hoạt động của ngành Thanh tra. 

Riêng tên gọi của mục IV nên bổ sung là Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong đó, có đề cập tới Luật Tiếp công dân mới ban hành, một số kết quả chính của công tác tiếp dân... 

Về hoạt động phòng, chống tham nhũng, theo Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Đức Hạnh, đây là vấn đề rất được dư luận quan tâm nên trong cuốn lịch sử ngành lần này nên đề cập tới việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng, trách nhiệm của người đứng đầu, các biện pháp phòng ngừa tham nhũng.... 

Đối với phần VI Công tác khác nên nhấn đến công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế; trong công tác văn phòng nên nhấn thêm đến xây dựng cơ sở vật chất của ngành Thanh tra, ví dụ xây dựng trụ sở mới của TTCP, xây mới Trường Cán bộ Thanh tra, các trụ sở tiếp dân...

Tham dự buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị của TTCP cũng đã có nhiều ý kiến đóng góp để hoàn thiện đề cương. Các ý kiến đều đồng ý với tên gọi và kết cấu của chương VI gồm 6 phần. Tuy nhiên, phần II Tiếp tục Hoàn thiện thể chế nên đưa lên phần I. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, nên chuyển công tác nghiên cứu khoa học ở phần I sang phần VI Công tác khác hay phần I Hoàn thiện thể chế. Trong phần III Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo nên có thêm 1 mục riêng là tiếp dân và xử lý đơn thư...

Tổng hợp ý kiến đóng góp của các thành viên Ban Chỉ đạo biên soạn sách Lịch sử ngành Thanh tra, Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng kết luận: Nhất trí giữ nguyên tên gọi Chương VI như đề cương sơ lược. Kết cấu vẫn giữ nguyên 6 phần, nhưng đưa phần II Hoàn thiện thể chế lên là phần I. Phần III Hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội đổi tên thành hoạt động thanh tra. Kết cấu phần III cũng được thay đổi lại là thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Phần IV bổ sung thêm nội dung tiếp công dân, thống nhất tên gọi là Tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Phần V vẫn giữ nguyên là công tác phòng, chống tham nhũng, nhưng trong nội dung sẽ chú ý tới đóng góp của ngành Thanh tra với công tác này; đưa ví dụ cụ thể 1 số vụ án lớn; có những nhận xét, đánh giá... Phần VI giữ nguyên tên gọi nhưng bố cục, cần sắp xếp lại sao cho logic, khoa học.

Kết thúc buổi làm việc, Phó Tổng Thanh tra yêu cầu, Tổ Biên tập tiếp thu những ý kiến đóng góp, trao đổi trong buổi làm việc hôm nay để có những sửa đổi, bổ sung hợp lý, sớm đưa ra được đề cương chi tiết.

Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

© 2014, Phòng Thanh Tra - Pháp Chế
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - TPHCM

Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, TP. Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (08) 37221223 (nhánh 48180)

Website : aio.hcmute.edu.vn E-mail: pttpc@hcmute.edu.vn

Truy cập tháng: 7,283

Tổng truy cập:14,347