Tác giả :
Năm 2015 tập trung sửa đổi 2 luật
Ông Nguyễn Văn Kim, hàm Vụ trưởng Vụ Pháp chế và ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng (phải ảnh) tại buổi làm việc. Ảnh: TTH

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết: Năm 2015, TTCP tập trung sửa đổi 2 dự án luật là: Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) sửa đổi và sửa đổi bổ sung một số điều Luật Thanh tra. Thời gian thực hiện từ tháng 4 - 10/2015 và trình Quốc hội vào tháng 11/2016.
 
Theo ông Tuấn Anh, Luật PCTN năm 2005 (sửa đổi, bổ sung vào năm 2007 và 2012) đã tạo lập khung pháp lý quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác PCTN. Tuy vậy, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến theo chiều hướng phức tạp, có những vụ việc nghiêm trọng, xảy ra ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực ở cả khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước, có yếu tố nước ngoài, nhưng kết quả phát hiện xử lý còn nhiều hạn chế, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào các cơ quan Đảng và Nhà nước.
 
Từ thực tế trên, TTCP dự kiến sửa đổi, bổ sung 10 nội dung vào Luật PCTN. Cụ thể:
 
Thứ nhất: Phạm vi điều chỉnh của Luật được mở rộng, bao gồm cả các chủ thể ở khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước.
 
Thứ 2: Quy định rõ hơn về nguyên tắc công khai, minh bạch trong các hoạt động của các cơ quan, đơn vị khu vực Nhà nước (trừ những nội dung thuộc bí mật Nhà nước); bổ sung các yêu cầu về nội dung, hình thức, thời gian công khai minh bạch; trách nhiệm thực hiện công khai của người đứng đầu.
 
Thứ 3: Quy định trách nhiệm giải trình của người đứng đầu theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức khác khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
 
Thứ 4: Mở rộng khái niệm quà tặng bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích khác; quy định rõ về định mức quà tặng tối đa; trách nhiệm kê khai, thông báo về quà tặng.
 
Thứ 5: Làm rõ khái niệm và trách nhiệm của người đứng đầu.
 
Thứ 6: Bổ sung quy định về thẩm quyền khởi tố và điều tra ban đầu cho thanh tra và kiểm toán.
 
Thứ 7: Hoàn thiện quy định về việc bảo vệ người tố cáo, người cung cấp thông tin về vụ việc tham nhũng; quy định miễn giảm trách nhiệm đối với người có hành vi vi phạm bị phát hiện, nhưng đã chủ động khai báo, hợp tác với cơ quan có thẩm quyền để làm rõ vụ việc và hạn chế hậu quả (quy định hiện tại chưa đầy đủ).
 
Thứ 8: Sửa đổi, bổ sung quy định rõ hơn về các hình thức xử lý và thẩm quyền xử lý các hành vi tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan nhưng chưa đủ các yếu tố cấu thành tội phạm như không thực hiện công khai, minh bạch, không trả lại quà tặng; hoặc các hành vi có dấu hiệu tham nhũng được thực hiện bởi người không có chức năng, quyền hạn.
 
Thứ 9: Quy định rõ hơn về phương thức tham gia của các tổ chức xã hội.
 
Thứ 10: Sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định về các nguyên tắc hợp tác, nội dung hợp tác và phương thức thực hiện giữa các quốc gia, tổ chức quốc tế, cơ quan chức năng; quy định về cơ quan đầu mối và trách nhiệm của cơ quan liên quan trong hợp tác quốc tế về PCTN.
 
Tại buổi làm việc, các đại biểu đến từ Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Quốc hội đều đồng ý phải sửa đổi toàn diện Luật PCTN và thống nhất tên gọi là Luật PCTN (sửa đổi).

Ông Võ Văn Tuyển, Phó Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp lưu ý: Chống tham nhũng là chống quan nên phải dựa vào dân và các cơ quan báo chí, điều quan trọng nữa là phải được công khai cho dân biết, có như vậy mới hiệu quả. Sửa đổi Luật PCTN lần này nên dựa vào điều cốt tử đó.

Cùng với sửa đổi Luật PCTN, năm 2015, TTCP cũng tập trung sửa đổi bổ sung Luật Thanh tra.
 
Theo ông Nguyễn Văn Kim, hàm Vụ trưởng Vụ Pháp chế, TTCP: Với cơ quan Thanh tra, Luật Thanh tra rất quan trọng, nhưng đã ban hành từ lâu (ban hành năm 2004 và đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2010). Sau thời gian thực hiện, Luật Thanh tra đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập…
 
Xuất phát từ những lý do trên, TTCP đề nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật Thanh tra như: Tăng thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan thanh tra trong việc chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa thanh tra các bộ, ngành, địa phương và xử lý kết luận thanh tra; giao thẩm quyền ký kết luận thanh tra cho cục trưởng, vụ trưởng và trưởng đoàn thanh tra; tăng thời gian xây dựng báo cáo và ra kết luận thanh tra ít nhất bằng thời gian thanh tra; giao cho cơ quan thanh tra có thẩm quyền xử lý và cưỡng chế thi hành đối với các trường hợp vi phạm, không thực hiện kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý về thanh tra; thành lập đơn vị chống tham nhũng chuyên trách trong cơ quan TTCP, thanh tra bộ, thanh tra tỉnh...
 
Luật Thanh tra cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số điều, tuy nhiên thực tế thực hiện còn nhiều bất cập nên ông Tuyển đặt câu hỏi: Có cần phải sửa đổi toàn diện không? Ông Tuyển cũng nhấn mạnh đến thời điểm trình Quốc hội cần tính xem có nên đưa vào tháng 11/2016 hay để sang năm 2017 để dành nhân lực tập trung sửa đổi toàn diện Luật PCTN.

Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

© 2014, Phòng Thanh Tra Giáo Dục
Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - TPHCM

Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, TP. Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (08) 37221223 (nhánh 48180)

Website : aio.hcmute.edu.vn E-mail: pttgd@hcmute.edu.vn

Truy cập tháng: 4,399

Tổng truy cập:7,259